TƯ VẤN MÔ HÌNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TẠI QUẢNG NGÃI

Mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Quảng Ngãi

Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với quá trình điều hành hoạt động của công ty. khi bạn thành lập công ty Quảng Ngãi thì mô hình và cơ cấu tổ chức bạn cần phải xác định được cho doanh nghiệp mình.

Mỗi nơi đều có mỗi kiểu cơ cấu khác nhau nhưng chung quy lại có một số mô hình sau:

Cơ cấu trực tuyến (Cơ cấu đường thẳng).

Cơ cấu trực tuyến là kiểu mô hình cơ cấu tổ chức trong công ty mà trong đó nhà quản trị trực tiếp ra quyết định và giám sát cấp dưới và ngược lại, cấp dưới chỉ chịu sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo duy nhất.

Đặc điểm của mô hình cơ cấu này là người lãnh đạo thực hiện mọi chức năng quản trị, mọi vấn đề được giải quyết theo đường thẳng. Cơ cấu này được áp dụng chủ yếu ở các công ty có quy mô sản xuất không phức tạp và tính chất của sản xuất đơn giản.

Ưu điểm:

Cơ cấu tổ chức quản trị này tạo điều kiện để áp dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, thống nhất làm cho các mệnh lệnh được thi hành rất nhanh.

Mỗi cấp chỉ có một cấp trên trực tiếp nên mệnh lệnh phát ra được thống nhất.

Dễ thực hiện chế độ một thủ trưởng.

Nhược điểm:

Cơ cấu trực tuyến là việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt quản lý đòi hỏi người đứng đầu phải có hiểu biết toàn diện để chỉ đạo được tất cả các bộ phận chuyên môn khác nhau. Nhưng thực tế thì khả năng của con người có hạn nên những quyết định đưa ra mang tính rủi ro cao. Không tận dụng được các chuyên gia giúp việc.

Cơ cấu chức năng (Song trùng lãnh đạo).

Cơ cấu tổ chức công ty theo chức năng là loại hình cơ cấu trong đó chức năng quản lý mỗi bộ phận được tổ chức riêng lẻ, mỗi cấp có nhiều cấp trên trực tiếp của mình.

Đặc điểm: Trong mỗi công ty, người lãnh đạo tuyến trên và người lãnh đạo tuyến chức năng đều có quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ tại các phân xưởng sản xuất. Mỗi đơn vị được chuyên môn hóa thực hiện chức năng và hình thành những người lãnh đạo chức năng.

Ưu điểm:

Tận dụng được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, giảm gánh nặng cho người lãnh đạo chung.

Nhược điểm: Một cấp dưới có nhiều cấp trên. Vi phạm chế độ một thủ trưởng.

Cơ cấu trực tuyến chức năng.

Mô hình cơ cấu tổ chức công ty trực tuyến – chức năng là sự kết hợp giữa cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý tuân theo một đường thẳng còn các bộ phận chức năng sẽ làm nhiệm vụ đưa ra lời khuyên chỉ dẫn, đồng thời kiểm tra hoạt động của bộ phận trực tuyến.

Ưu điểm: Thu hút được nhiều chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn. Khắc phục được nhược điểm của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng.

Nhược điểm: Các bộ phận chức năng trong công ty có bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều đầu mối. Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải linh hoạt, mềm dẻo luôn điều hòa  phối hợp hoạt động, khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của các cơ quan chức năng.

Cơ cấu trực tuyến – tham mưu (cơ cấu phân nhánh).

Đây là cơ cấu có thêm bộ phận tham mưu giúp việc. Cơ quan tham mưu  có thể là một hoặc một nhóm chuyên gia hoặc cán bộ trợ lý. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ đưa ra ý kiến góp ý dự thảo quyết định cho lãnh đạo công ty.

Ưu điểm: Cơ cấu này thuận lợi và dễ thực hiện  yêu cầu của một chế độ thủ trưởng. Khai thác tiềm năng của cơ quan tham mưu.

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian làm việc để đưa ra một quyết định, dẫn đến tốc độ ra quyết định chậm, nhiều lúc mất đi cơ hội trong kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận.

Đặc điểm: Khi thực hiện một dự án sẽ cử ra một chủ nhiệm dự án, các phòng chức năng cử ra một cán bộ tương ứng. Khi dự án kết thúc thì người nào sẽ trở về công việc của người đó.

Ưu điểm:

Cơ cấu này có tính năng động cao dễ di chuyển các cán bộ có năng lực để thực hiện các dự án khác nhau.

Sử dụng cán bộ có hiệu quả, tận dụng được cán bộ có chuyên môn cao, bộ máy quản lý doanh nghiệp không còn cồng kềnh.

Nhược điểm:

Dễ xảy ra mâu thuẫn giữa người lãnh đạo dự án và người lãnh đạo chức năng do đó phải có tinh thần hợp tác cao.

Cơ cấu này thường chỉ áp dụng đối với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.

Ngoài ra còn có một số kiểu cơ cấu tổ chức công ty khác như: cơ cấu khung, cơ cấu theo chương trình mục tiêu, cơ cấu trực tiếp chức năng. Nhưng dù kiểu cơ cấu tổ chức công ty nào cũng đều có ưu- nhược điểm riêng. Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để lựa chọn được kiểu mô hình cơ cấu tổ chức công ty phù hợp nhất với thực trạng công ty của mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.

Yếu tố khách quan:

Là những yếu tố mà tổ chức không thể thay đổi cũng như dự đoán và kiểm soát được nó. Các yếu tố này gồm có:

  • Những quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức và sự phân cấp của nó.
  • Khối lượng công việc được giao.
  • Trình độ công nghệ, kỹ thuật và mức độ trang bị lao động.
  • Địa bàn hoạt động tổ chức.
  • Môi trường hoạt động tổ chức

Yếu tố chủ quan:

Là những yếu tố ở bên trong tổ chức, có ảnh hưởng mạnh đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Hơn nữa đây là các yếu tố mà tổ chức hoàn toàn có thể kiểm soát, điều chỉnh thay đổi theo hướng của mình. Các yếu tốn này gồm:

Trình độ của người lao động quản lý.

Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ.

Trình độ, năng lực của cán bộ ở bộ phận tham mưu tổ chức.

Quý khách hàng cần tư vấn mô hình và cơ cấu tổ chức công ty, thành lập công ty, kế toán tại Quảng Ngãi liên hệ 0905.52.63.74.

Leave a Reply