Hiện nay, việc ủy quyền trở nên khá quen thuộc và không thể thiếu khi thực hiện các công việc. Giấy ủy quyền thường được sử dụng các vấn đề liên quan đến yếu tố pháp lý, thủ tục. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy ủy quyền chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin dưới đây.
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là một loại văn bản mang tính pháp lý để chứng minh cá nhân, tổ chức giao quyền hạn cho một cá nhân, tổ chức khác thực hiện công việc, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể.
Một số dịch vụ tại KETOAN76 cần giấy ủy quyền.
- Thành lập công ty tại Quảng Ngãi.
- Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Quảng Ngãi.
- Dịch vụ giải thể công ty tại Quảng Ngãi.
Điều kiện để giấy ủy quyền được pháp luật công nhận.
Việc lập văn bản ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện thì mới được pháp luật công nhận, cụ thể:
- Đảm bảo yếu tố bình đẳng, tự nguyện
- Đảm bảo giao phó các công việc, nghĩa vụ, trách nhiệm hợp pháp.
- Đảm bảo tính thiện chí và trung thực.
- Không được xâm phạm đến lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia hoặc cá nhân…
- Có đầy đủ các điều khoản về việc chịu trách nhiệm giữa các bên liên quan.
- Hình thức phải theo quy định pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.
Tính hiệu lực của giấy ủy quyền.
Thời điểm giấy ủy quyền có hiệu lực được chia thành 2 trường hợp:
Hiệu lực các bên tự thỏa thuận: có thể là thời điểm lúc lập giấy ủy quyền hoặc thời điểm các bên đặt bút ký cam kết hoặc cũng có thể là một thời điểm khác được thỏa thuận trong tương lai.
Hiệu lực của giấy ủy quyền do pháp luật quy định.
Các hình thức ủy quyền.
Giấy ủy quyền có nhiều hình thức thực hiện như giấy ủy quyền viết tay, hợp đồng ủy quyền, ủy quyền miệng… Tuy nhiên ủy quyền chỉ được công nhận khi lập thành văn bản. Có hai loại văn bản ủy quyền thường gặp:
Văn bản ủy quyền đơn phương (hay còn gọi là giấy ủy quyền đơn phương): Bên ủy quyền đơn phương sẽ làm giấy ủy quyền cho bên nhận. Khi nhận được thông báo về quyền hạn được ủy nhiệm thì bên nhận có quyền đồng ý hoặc từ chối mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Văn bản ủy quyền có ký kết giữa các bên (hợp đồng ủy quyền): Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền thỏa thuận các điều khoản về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khi ủy quyền. Sau đó tiến hành ký kết, nếu 1 trong 2 bên vi phạm các điều khoản cam kết trong văn vản ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Giấy ủy quyền có cần công chứng?
Theo luật công chứng và Luật Dân sự thì các loại hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng. Thường thì mọi người ít chú trọng đến việc công chứng và pháp luật không bắt buộc nhưng để đảm bảo quyền lợi các bên cũng như tăng độ tin cậy thì nên công chứng.
Giấy ủy quyền có vai trò như thế nào?
Giấy ủy quyền là hình thức chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác thay mình đảm nhận các nhiệm vụ, công việc, quyền hạn cụ thể. Giấy ủy quyền được lập khi bản thân người ủy quyền không trực tiếp thực hiện được, có thể do vấn đề sức khỏe, vấn đề đi lại, kiến thức, hay không có thời gian… Vai trò của giấy ủy nhiệm đem đến sự thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ, công việc, quyền hạn cần thực hiện.
Các hình thức đại diện ủy quyền.
Có 3 hình thức đại diện ủy quyền như sau:
- Đại diện theo ủy quyền của cá nhân
- Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân
- Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác.
Phạm vi đại diện theo ủy quyền.
Phạm vi đại diện của người ủy quyền căn cứ vào:
Nội dung ghi cam kết, thỏa thuận
Phạm vi tùy thuộc vào từng loại ủy quyền.
Khi nào việc ủy quyền chấm dứt?
Việc ủy quyền sẽ chấm dứt khi:
Thời hạn ủy quyền kết thúc
Công việc đã hoàn thành
Chấm dứt ủy quyền khi người ủy quyền hủy bỏ quyền hoặc người nhận ủy quyền từ chối thực hiện ủy quyền.
Chấm dứt ủy quyền khi người nhận ủy quyền chết, pháp nhân chấm dứt hoặc do quyết định của Tòa án.
Nếu quý khách cần tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy ủy quyền hãy liên hệ cho chúng tôi 0905.52.63.74 để được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ pháp lý chính xác nhất.