TƯ VẤN TỶ LỆ VÀ PHƯƠNG THỨC VỐN GÓP KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Tỉ lệ và góp vốn khi thành lập công ty

Trước khi thành lập công ty, các cá nhân, tổ chức phải thực hiện góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng các loại tài sản góp vốn khác nhau như đã cam kết. Và phải góp vốn với tỷ lệ bao nhiêu và có những phương thức vốn góp nào thì chắc hẳn không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ. Chính vì vậy, ngay trong bài viết dưới đây, KETOAN76 sẽ tư vấn tỷ lệ và phương thức vốn góp trước khi chính thức đăng ký thành lập doanh nghiệp Quảng Ngãi cho các bạn cùng hiểu rõ.

Góp vốn thành lập công ty.

Góp vốn thành lập công ty là một trong những điều kiện bắt buộc đầu tiên đới với mọi doanh nghiệp để tạo nên một khoản vốn nhất định để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và duy trì phát triển về mặt sau này. Đây là một hình thức đưa toàn bộ toàn sản đã cam kết vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

Việc góp vốn trước khi thành lập công ty là nền tảng để tạo dựng cho công ty được hoạt động trong bước đầu kinh doanh, bởi giai đoạn đầu, công ty cần phải có những khoản vốn nhất định mới có thể chuẩn bị tốt cho quá trình hoạt động sau này.

Và để đảm bảo chắc chắn về việc góp vốn cũng như tránh những rủi ro cho cả công ty và người góp vốn, việc góp vốn phải được lập thành văn bản rõ ràng.

Tư vấn về tỷ lệ vốn góp.

Tùy vào giá trị tài sản vốn góp mà sẽ có mức tỷ lệ vốn góp tương đương cho từng người góp vốn. Và tỷ lệ góp vốn đó là phần vốn góp của từng thành viên khi sáng lập công ty so với tổng vốn điều lệ.

Các phương thức vốn góp khi thành lập công ty.

Góp vốn bằng tài sản.

Chắc hẳn phương thức góp vốn bằng tài sản là hình thức góp vốn phổ biến nhất bởi không có tài sản này thì công ty khó có thể mà đi vào hoạt động được. Và nó bao gồm những hình thức như: góp vốn tiền, góp vốn bằng hiện vật hay góp vốn bằng quyền. Tuy nhiên đối với hình thức góp vốn bằng quyền có thể chia thành các hình thức nhỏ khác như: góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn bằng sản nghiệp thương mại.

Các loại tài sản này phải đáp ứng điều kiện chính là có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp, bởi bản thân góp vốn đã là một hành vi chuyển giao tài sản nên chính vì thế phải tuân thủ những quy tắc chung có liên quan đến việc chuyển giao tài sản.

Góp vốn bằng tri thức.

Góp vốn bằng tri thức có thể được hiểu đơn giản chính là mang khả năng, tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán và trung thực nhất cho lợi ích của công ty. Một hạn chế với hình thức góp vốn này chính là khó có thể mà đo được trị giá của phần vốn góp này để chia sẻ quyền lợi cho công ty ngay cả việc chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn. Chính vì thế mà sự tin tưởng lẫn nhau để hợp tác với nhau trong công việc là một yêu cầu thiết yếu đối với hình thức này.

Góp vốn bằng hoạt động hay công việc.

Cũng khá tương tự như hình thức góp vốn bằng tri thức, việc góp vốn bằng hoạt động hay công việc là việc cam kết sẽ thực hiện những hành vi cụ thể có giá trị giá bằng tiền, hình thức này khiến cho người góp vốn bị ràng buộc vào nghĩa vụ mẫn cán và trung thực. Chính vì hình thức này rất khó để đo lường được giá trị bằng tiền nên khi chọn phương thức vốn góp này, các thành viên phải thỏa thuận rõ ràng về việc chia quyền lợi của công ty.

Những tài sản góp vốn sau khi đã được quyết định và cam kết phải được chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Do đó, đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì phải chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn riêng những tài sản không đăng ký quyền sở hữu phải thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn được xác nhận bằng biên bản. Ngoài ra nếu tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Trường hợp những tài sản được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên pahir thực hiện góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trước đó. Tuy nhiên, thành viên góp vốn phần vốn góp của mình bằng nhiều loại tài sản khác nhau như đã cam kết nếu được sự đồng ý của đa số thành viên còn lại.

Tham khảo:

Thành lập công ty hai thành viên tại Quảng Ngãi.

Thành lập công ty cổ phần tại Quảng Ngãi.

Trên đây là những nội dung tư vấn của KETOAN76 về các tỷ lệ và phương thức vốn góp, nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp lý thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến chúng tôi 0905.52.63.74 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhiệt tình.

Leave a Reply