THỦ TỤC ĐẶT IN HÓA ĐƠN GTGT LẦN ĐẦU

Thủ tục đặt in hóa đơn GTGT lần đầu

Đặt in hóa đơn GTGT lần đầu là một trong những việc làm rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy thủ tục đặt in, phát hành hóa đơn hiện nay được thực hiện như thế nào? Đây là một vấn đề mà có khá nhiều doanh nghiệp quan tâm và thắc mắc. Hiểu rõ được vấn đề đó, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn trình tự thủ tục đặt in hóa đơn GTGT lần đầu cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật mới nhất.

Đối tượng được đặt in hóa đơn GTGT.

Những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa.
  • Hoạt động vận tải quốc tế.
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì các bạn phải sử dụng hóa đơn bán hàng (Hóa đơn này doanh nghiệp có thể lên Chi cục thuế để mua).

Bạn tham khảo Hướng dẫn viết hóa đơn GTGT.

Hồ sơ đặt in hóa đơn GTGT lần đầu.

Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in (theo mẫu số 3.14, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
  • Giấy ủy quyền (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp đi nộp).
  • Giấy CMND bản gốc của người được ủy quyền để đối chiều.

Trình tự, thủ tục đặt in hóa đơn GTGT lần đầu.

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Người nộp thuế thuộc đối tượng được tạo Hóa đơn tự in, đặt in phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in gửi đến cơ quan thuế.

Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý yêu cầu.

Trường hợp 1: Hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Trường hợp 2: Hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kế từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức.

Trình tự thủ tục cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Viết đơn đề nghị sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đặt in.

Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặc in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3).

Nếu sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp.

Bước 2: Tiếp đón cán bộ thuế.

Khi Cán bộ thuế đến kiểm tra trụ sở chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Treo biển doanh nghiệp tại trụ sở chính.
  • Văn bản xác nhận quyền sử dụng trụ sở chính như hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu, dấu tròn.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ chứng tỏ công ty đã hoạt dộng và có nhu cầu cần xuất hóa đơn cho khách hàng.

Khi cơ quan thuế kiểm tra và đồng ý cho phép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp liên hệ nhà in để đặt in hóa đơn giá trị gia tăng.

Bước 3: Tìm nhà in.

Nhà in phải là doanh nghiệp có ĐKKD còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức.

Doanh nghiệp có thể đến cập nhật danh sách các nhà in trên chi cục thuế.

Khi chọn nhà in, doanh nghiệp cần:

  • Chọn mẫu hóa đơn.
  • Thống nhất về giá in hóa đơn.
  • Soạn và ký hợp đồng đặt in hóa đơn:
  • Bản công chứng giấy đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ hộ chiếu của đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền, giới thiệu (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp đi nộp).
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân người trực tiếp thực hiện.
  • Quyết định cho phép đặt in hóa đơn của cơ quan quản lý thuế.

Bước 4: Thanh lý hợp đồng in.

Sau khi nhận hóa đơn đặt in, các doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý hợp đồng với nhà in (nhà in có trách nhiệm lập báo cáo về việc in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp).

Lấy hóa đơn đỏ để thực hiện việc hạch toán sau này.

Bước 5: Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn.

Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư số 37/2017/TT-BTC quy định về thời gian phát hành hóa đơn như sau:

Chậm nhất là 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn có giá trị gia tăng, doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

Trên đây là toàn bộ thủ tục đặt in hóa đơn GTGT lần đầu. KETOAN76 có gói dịch vụ thành lập công ty tại Quảng Ngãi trọn gói cung cấp luôn dịch vụ đặt in hóa đơn GTGT lần đầu. Nếu quý khách hàng có thắc mắc hay cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi 0905.52.63.74 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời